Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Các mạch báo động đơn giản


Các mạch báo động đơn giản

Đây là mạch tạo âm thanh đơn giản dùng cho còi báo động cho cảnh sát


Highslide JS

Mạch được tạo bởi 2 con IC 555 dùng để tạo dao động. Tần số được điều khiển bởi chân 5 của IC. Đầu tiên là IC 1 được làm việc xung quang tần số là 1hz và tụ 47uF được nạp điện và sau đó là xả điện liên tục quá trình đó cứ diễn ra liên tục như vậy. Tần số ra loa được điều chế bởi IC2 và ta nghe được âm thanh ra loa.
Hai biến trở VR1 và VR2 dùng để điều chế tần số đầu ra cho Loa. Tần số cảng lớn thì tiếng hú còi càng to. Đây là mạch báo động ánh sáng. Được sử dụng trong phòng tối và khi có ánh sáng lọt vào thì mạch sẽ phát ra tiếng báo cho ta biết là có ánh sáng

Highslide JS

Nhìn vào mạch trên khá là đơn giản vì mạch chỉ sử dụng 1 con 555 để tạo dao động phát âm thanh ra loa và 1 con LDR cảm biến ánh sáng.
+ 555 ở đây là con tạo dao động xung vuông trong mạch này nó tạo dao động là 1Khz cấp cho tải là Loa
+ LDR là cảm biến ánh sáng. Khi không có anh sáng thì cảm biến này có giá trị điện trở là vô cùng còn khi có ánh sáng đủ mạch thì cảm biến có giá trị điện trở là 0.
Khi có ánh sáng thì LDR sẽ có điện trở bằng 0 khi đó nó sẽ phân cực thuận cho con BC158 dẫn đến cấp điện áp vào chân 4 của 555 là mạch dao động 555 hoạt động và phát âm thanh ra loa. Còn khi không có ánh sáng thì LDR có giá trị điện trở vô cùng do đó nó ko phân cực được cho BC158 ==> Không có tín hiệu ra loa. Biến trở 100K dùng để điều chỉnh mức cường độ ánh sáng cảnh báo. Đây là mạch báo trộm nhà 4 trong 1. Sử dụng NE556 làm cảnh báo kết hợp với chuông báo động,

Highslide JS

Mạch này được hoạt động khi phải thỏa mãn 4 điều kiện khác sau đây:
+ Khi đèn sáng thì cảm biến LDR1 được bật
+ Khi đèn sáng thì cảm biến LDR2 được bật
+ Khi mở cửa
+ Khi chạm vào vật (Hình vẽ)
Nếu mà kẻ trộm bị gặp phải 1 trong 4 trường hợp trên thì sẽ có 1 tiếng chuông báo động cho người bit là có kẻ trộmĐây là mạch không chỉ cho chúng ta biết mức nước ở thời điểm hiện tại mà nó còn cảnh báo cho chúng ta khi mức nước đã đầy bằng hiện thị lên các đèn LED và chuông báo động

Highslide JS


Mạch sử dụng IC CMOS CD4066 để đóng cắt và đưa tín hiệu mức nước ra các LED (Trên hình vẽ). Khi mức nước trong thùng không có nước thì điện trở 180K ôm được nối với mức thấp (GND) nên không có đèn LED nào sáng. Khi có mức nước vào thì đầu tiên nó kết nối giữa S1 với nguồn dương thông qua các ion trong nước khi đó đóng khóa S1 tạo cho đèn LED 1 sáng. Cứ như vậy thì các mức 2, 3, ,4 cũng như vậy mức nước đến đâu thì đèn sẽ sáng đến đó.
Riêng khi mức nước đã đầy có thêm 1 chuông cảnh báo là nước trong thùng đã đầy. báo hiệu cho con người là nước đã đầy thùng.

Highslide JS

Đây là mạch cảnh báo mức nước đã đầy hay báo động cho 1 mức nước nào đó. Mạch sử dụng con 555 tạo dao động phát âm thanh ra loa. Tần số ra loa để báo động sẽ là tần số dao động của IC555 : Tần số là : f = 1/(0.693*0.022.10^-6*(100.10^3+9.4.10^3) = ?. Tần số này không được lớn hơn 20Khz vì như thế làm sao mà tai người có thể nghe thấy được.
Hoạt động : Mạch khá là đơn giản gồm 1 con BC109C và bộ cảm biến cũng khá đơn giản là cảm biến nước. Khi mức nước dâng cao đến chỗ cảm biến nước thì lúc đó dòng điện từ nguồn được dẫn qua ion nước phân cực cho B của Transitor. Khi đó transitor dẫn dòng từ nguồn cấp nguồn cho 555. Dẫn đến 555 tạo dao động phát âm thanh ra loa. Khi mức nước không chạm cảm biến thì B không được phân cực ngắt nguồn cấp cho 555 nên loa sẽ không phát tín hiệu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét