Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Chỉnh lưu điện xoay chiều : Diode

1. Bộ nguồn trong các mạch điện tử .
Trong các mạch điện tử của các thiết bị như Radio -Cassette, Âmlpy, Ti vi mầu, Đầu VCD v v... chúng sử dụng nguồn một chiều DC ở các mức điện áp khác nhau, nhưng ở ngoài zắc cắm của các thiết bị này lại cắm trực tiếp vào nguồn điện AC 220V 50Hz , như vậy các thiết bị điện tử cần có một bộ phận để chuyển đổi từ nguồn xoay chiều ra điện áp một chiều , cung cấp cho các mạch trên, bộ phận chuyển đổi bao gồm : 

Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V, 12V, 24V v v ... 
Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC. 
Mạch lọc Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn. 
Mạch ổn áp : Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ 

user posted image


Sơ đồ tổng quát của mạch cấp nguồn.

2. Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ .

Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ sử dụng một Diode mắc nối tiếp với tải tiêu thụ, ở chu kỳ dương => Diode được phân cực thuận do đó có dòng điện đi qua diode và đi qua tải, ở chu kỳ âm , Diode bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải. 

user posted image

Dạng điện áp đầu ra của mạch chỉnh lưu bán chu kỳ.

2. Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ 

Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ thường dùng 4 Diode mắc theo hình cầu (còn gọi là mạch chỉnh lưu cầu) như hình dưới. 
user posted image


Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ .

Ở chu kỳ dương ( đầu dây phía trên dương, phía dưới âm) dòng điện đi qua diode D1 => qua Rtải => qua diode D4 về đầu dây âm 

Ở chu kỳ âm, điện áp trên cuộn thứ cấp đảo chiều ( đầu dây ở trên âm, ở dưới dương) dòng điện đi qua D2 => qua Rtải => qua D3 về đầu dây âm. 

Như vậy cả hai chu kỳ đều có dòng điện chạy qua tải. 


tqminh_csp - June 12, 2007 08:13 AM (GMT)
Mạch lọc nguồn, mạch chỉnh lưu x2

Nội dung : Ý nghĩa của tụ điện trong mạch lọc nguồn , Dạng điện áp của mạch chỉnh lưu không có tụ lọc, Nguyên lý mạch chỉnh lưu nhân 2.
--------------------------------------------------------------------------------
1. Mạch lọc dùng tụ điện.
Sau khi chỉnh lưu ta thu được điện áp một chiều nhấp nhô, nếu không có tụ lọc thì điện áp nhấp nhô này chưa thể dùng được vào các mạch điện tử , do đó trong các mạch nguồn, ta phải lắp thêm các tụ lọc có trị số từ vài trăm µF đến vài ngàn µF vào sau cầu Diode chỉnh lưu.
user posted image


Dạng điện áp DC của mạch chỉnh lưu
trong hai trường hợp có tụ và không có tụ

Sơ đồ trên minh hoạ các trường hợp mạch nguồn có tụ lọc và không có tụ lọc.

Khi công tắc K mở, mạch chỉnh lưu không có tụ lọc tham gia , vì vậy điện áp thu được có dạng nhấp nhô.

Khi công tắc K đóng, mạch chỉnh lưu có tụ C1 tham gia lọc nguồn , kết quả là điện áp đầu ra được lọc tương đối phẳng, nếu tụ C1 có điện dung càng lớn thì điện áp ở đầu ra càng bằng phẳng, tụ C1 trong các bộ nguồn thường có trị số khoảng vài ngàn µF .
user posted image


Minh hoạ : Điện dụng của tụ lọc càng lớn
thì điện áp đầu ra càng bằng phẳng.

Trong các mạch chỉnh lưu, nếu có tụ lọc mà không có tải hoặc tải tiêu thụ một công xuất không đáng kể so với công xuất của biến áp thì điện áp DC thu được là DC = 1,4.AC

3. Mạch chỉnh lưu nhân 2 .
user posted image


Sơ đồ mạch nguồn chỉnh lưu nhân 2

Để trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2 ta phải dùng hai tụ hoá cùng trị số mắc nối tiếp, sau đó đấu 1 đầu của điện áp xoau chiều vào điểm giữa hai tụ => ta sẽ thu được điện áp tăng gấp 2 lần.

Ở mạch trên, khi công tắc K mở, mạch trở về dạng chỉnh lưu thông thường .

Khi công tắc K đóng, mạch trở thành mạch chỉnh lưu nhân 2, và kết quả là ta thu được điện áp ra tăng gấp 2 lần.


tqminh_csp - June 12, 2007 08:15 AM (GMT)
Mạch ổn áp cố định, IC ổn áp

Nội dung : Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener, Mạch ổn áp dùng Transistor khuyếch đại, IC ổn áp LA7805, LA7808, ứng dụng của IC ổn áp trong các mạch cấp nguồn.
--------------------------------------------------------------------------------
1. Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener.
.
user posted image

Mạch ổn áp tạo áp 33V cố định cung cấp
cho mạch dò kênh trong Ti vi mầu

Từ nguồn 110V không cố định thông qua điện trở hạn dòng R1 và gim trên Dz 33V để lấy ra một điện áp cố định cung cấp cho mạch dò kệnh
Khi thiết kế một mạch ổn áp như trên ta cần tính toán điện trở hạn dòng sao cho dòng điện ngược cực đại qua Dz phải nhỏ hơn dòng mà Dz chịu được, dòng cực đại qua Dz là khi dòng qua R2 = 0
Như sơ đồ trên thì dòng cực đại qua Dz bằng sụt áp trên R1 chia cho giá trị R1 , gọi dòng điện này là I1 ta có
I1 = (110 - 33 ) / 7500 = 77 / 7500 ~ 10mA

Thông thường ta nên để dòng ngược qua Dz ≤ 25 mA

2. Mạch ổn áp cố định dùng Transistor, IC ổn áp .

Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ ( ≤ 20mA ) . Để có thể tạo ra một điện áp cố định nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại về dòng như sơ đồ dưới đây.
user posted image



Mạch ổn áp có Transistor khuyếch đại

Ở mạch trên điện áp tại điểm A có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm B không thay đổi và tương đối phẳng.

Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R1 và Dz gim cố định điện áp chân B của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...

Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồ mạch như phần mạch có mầu xanh của sơ đồ trên.
user posted image
user posted image


IC ổn áp họ LA78.. IC ổn áp LA7805

LA7805 IC ổn áp 5V

LA7808 IC ổn áp 8V

LA7809 IC ổn áp 9V

LA7812 IC ổn áp 12V

Lưu ý : Họ IC78.. chỉ cho dòng tiêu thụ khoảng 1A trở xuống, khi ráp IC trong mạch thì U in > Uout từ 3 đến 5V khi đó IC mới phát huy tác dụng.

3. Ứng dụng của IC ổn áp họ 78..

IC ổn áp họ 78.. được dùng rộng rãi trong các bộ nguồn , như Bộ nguồn của đầu VCD, trong Ti vi mầu, trong máy tính v v...
user posted image


Ứng dụng của IC ổn áp LA7805 và
LA7808 trong bộ nguồn đầu VCD


tqminh_csp - June 12, 2007 08:17 AM (GMT)
Nguồn ổn áp tuyến tính

Nội dung : Tổng quát về mạch nguồn ổn áp tuyến tính có hồi tiếp, Phân tích mạch nguồn ổn áp tuyến tính trong Ti vi đen trắng, trong Ti vi Nội địa nhật.
--------------------------------------------------------------------------------
1. Sơ đồ khối của mạch ổn áp có hồi tiếp .
user posted image

Sơ đồ khối của mạch ổn áp có hồi tiếp .

* Một số đặc điểm của mạch ổn áp có hồi tiếp :

Cung cấp điện áp một chiều ở đầu ra không đổi trong hai trường hợp điện áp đầu vào thay đổi hoặc dòng tiêu thụ của tải thay đổi , tuy nhiên sự thay đổi này phải có giới hạn.

Cho điện áp một chiều đầu ra có chất lượng cao, giảm thiểu được hiện tượng gợn xoay chiều.

* Nguyên tắc hoạt động của mạch.

Mạch lấy mẫu sẽ theo dõi điện áp đầu ra thông qua một cầu phân áp tạo ra ( Ulm : áp lấy mẫu)

Mạch tạo áp chuẩn => gim lấy một mức điện áp cố định (Uc : áp chuẩn )

Mạch so sánh sẽ so sánh hai điện áp lấy mẫu Ulm và áp chuẩn Uc để tạo thành điện áp điều khiển.

Mạch khuếch đại sửa sai sẽ khuếch đại áp điều khiển, sau đó đưa về điều chỉnh sự hoạt động của đèn công xuất theo hướng ngược lại, nếu điện áp ra tăng => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất dẫn giảm =>điện áp ra giảm xuống . Ngược lại nếu điện áp ra giảm => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất lại dẫn tăng => và điện áp ra tăng lên =>> kết quả điện áp đầu ra không thay đổi.

2. Phân tích hoạt động của mạch nguồn có hồi tiếp trong Ti vi đen trắng Samsung

Điện áp đầu vào còn gợn xoay chiều Điện áp đầu ra bằng phẳng 
user posted image





Mạch ổn áp tuyến tính trong Ti vi Samsung đen trắng .

* Ý nghĩa các linh kiện trên sơ đồ.

Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính, lọc điện áp sau chỉnh lưu 18V , đây cũng là điện áp đầu vào của mạch ổn áp, điện áp này có thể tăng giảm khoảng 15%. 

Q1 là đèn công xuất nguồn cung cấp dòng điện chính cho tải , điện áp đầu ra của mạc ổn áp lấy từ chân C đèn Q1 và có giá trị 12V cố định .

R1 là trở phân dòng có công xuất lớn ghánh bớt một phần dòng điện đi qua đèn công xuất. 

Cầu phân áp R5, VR1 và R6 tạo ra áp lấy mẫu đưa vào chân B đèn Q2 . 

Diode zener Dz và R4 tạo một điện áp chuẩn cố định so với điện áp ra. 

Q2 là đèn so sánh và khuyếch đại điện áp sai lệch => đưa về điều khiển sự hoạt động của đèn công xuất Q1. 

R3 liên lạc giữa Q1 và Q2, R2 phân áp cho Q1 

* Nguyên lý hoạt động .

Điện áp đầu ra sẽ có xu hướng thay đổi khi Điện áp đầu vào thay đổi, hoặc dòng tiêu thụ thay đổi. 

Giả sử : Khi điện áp vào tăng => điện áp ra tăng => điện áp chân E đèn Q2 tăng nhiều hơn chân B ( do có Dz gim từ chân E đèn Q2 lên Ura, còn Ulm chỉ lấy một phần Ura ) do đó UBE giảm => đèn Q2 dẫn giảm => đèn Q1 dẫn giảm => điện áp ra giảm xuống. Tương tự khi Uvào giảm, thông qua mạch điều chỉnh => ta lại thu được Ura tăng. Thời gian điều chỉnh của vòng hồi tiếp rất nhanh khoảng vài µ giây và được các tụ lọc đầu ra loại bỏ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của điện áp một chiều => kết quả là điện áp đầu ra tương đối phẳng. 

Khi điều chỉnh biến trở VR1 , điện áp lấy mẫu thay đổi, độ dẫn đèn Q2 thay đổi , độ dẫn đèn Q1 thay đổi => kết quả là điện áp ra thay đổi, VR1 dùng để điều chỉnh điẹn áp ra theo ý muốn . 

3. Mạch nguồn Ti vi nội địa nhật.

user posted image


Sơ đồ mạch nguồn ổn áp tuyến tính
trong Ti vi mầu nội địa Nhật .

C1 là tụ lọc nguồn chính sau cầu Diode chỉnh lưu.

C2 là tụ lọc đầu ra của mạch nguồn tuyến tính.

Cầu phân áp R4, VR1, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu ULM

R2 và Dz tạo ra áp chuẩn Uc

R3 liên lạc giữa Q3 và Q2, R1 định thiên cho đèn công xuất Q1

R6 là điện trở phân dòng, là điện trở công xuất lớn .

Q3 là đèn so sánh và khuếch đại áp dò sai

Khuếch đại điện áp dò sai

Q1 đèn công xuất nguồn

=> Nguồn làm việc trong dải điện áp vào có thể thay đổi 10%, điện áp ra luôn luôn cố định .

Bài tập : Bạn đọc hãy phân tích nguyên
lý hoạt động của mạch nguồn trên.

Sơ lược về IC



Những IC có ứng dụng thực tế

Trên thị trường có rất nhiều loại IC mà ta chưa biết đến nó. Nhưng con IC này có những úng dụng vào thực tế rất hay. Nếu như ta không biết chức năng hay tên của nó thì ta khó có thể tìm được nó. Như mình muốn làm mạch đếm từ 0 đến 10 chẳng hạn hiện thị lên LED 7seg. Như vậy tôi phải biết được nhưng IC có tác dụng làm như thế. Phải biết tên của nó Đố với bài đó thì nó là IC đếm đến 10 họ TTL hay CMOS cũg được là 74LS90 và IC hiện thị LED 7SG 74LS47 và 1 con IC tạo xung 555.


Sau đây là những loại IC có ứng dụng thực tế mà ta hay sử dụng:



Nguồn :internet


+ PT2262 - 2272 : Đôi IC dùng để thu phát hồng ngoại nhiều kênh

+ PT2248 - 2249 : Đôi IC dùng để thu phát hồng ngoại

+ LM558 : Tạo xung vuông

+ L298 : Mạch cầu H điều khiển (46V - 3A)

+ LM556 : Dao động tạo xung tam giác và vuông

+ LM723 : IC ổn áp

+ ICL8038 : IC dao động cũng tạo xung sin, vuông, tam giác

+ Max038 : IC dao động tạo xung sin, vuông, tam giác

+ LM350 Điều chỉnh điện áp 3A

+ DS1307 : Đồng hồ đọc thời gian thực (RTC)

+ DS12887 : Đồng hồ đọc thời gian chuẩn

+ LM565 : Vòng khóa pha

+ ADC0809 : Biến đổi từ tương tự sang tín hiệu số (ADC - 8bit)

+ ADC0804 : Biến đổi từ tương tự sang tín hiệu số (ADC - 8bit)

+ LM335 : Cảm biến đo nhiệt độ

+ LM337 : Điều chỉnh điện áp (-) từ -1.25 -> - 40V

+ LM317 : Điều chỉnh điện áp (+) từ +1.25 -> +40V

+ PT2262 - 2272 : Đôi IC dùng để thu phát hồng ngoại nhiều kênh

+ PT2248 - 2249 : Đôi IC dùng để thu phát hồng ngoại

+ LM558 : Tạo xung vuông

+ L298 : Mạch cầu H điều khiển (46V - 3A)

+ LM556 : Dao động tạo xung tam giác và vuông

+ LM723 : IC ổn áp

+ ICL8038 : IC dao động cũng tạo xung sin, vuông, tam giác

+ Max038 : IC dao động tạo xung sin, vuông, tam giác

+ LM350 Điều chỉnh điện áp 3A

+ DS1307 : Đồng hồ đọc thời gian thực (RTC)

+ DS12887 : Đồng hồ đọc thời gian chuẩn

+ LM565 : Vòng khóa pha

+ ADC0809 : Biến đổi từ tương tự sang tín hiệu số (ADC - 8bit)

+ ADC0804 : Biến đổi từ tương tự sang tín hiệu số (ADC - 8bit)

+ LM335 : Cảm biến đo nhiệt độ

+ LM337 : Điều chỉnh điện áp (-) từ -1.25 -> - 40V

+ LM317 : Điều chỉnh điện áp (+) từ +1.25 -> +40V

IC khuếch đại công suất âm thanh và tín hiệu
Đây là các loại IC chuyên dùng để khuếch đại tín hiệu và âm thanh. Trong đó nó đã tích hợp sẵn các khâu khuếch đại công suất và ta chỉ việc ứng dụng nó vào các mạch cụ thể cần công suất đầu ra tương ứng.
Đây cũng là cái cho các pác tham khảo khi tìm chọn IC khuếch đại công suất âm thanh và tín hiệu khi cần đến nó mà thực tế chúng ta chỉ bit có IC đó những mà ko bit tên của nó là thế nào để mà mua. Với IC đó có còn biết công suất max là bao nhiêu để làm cho mình một bộ khuếch đại công suất cho mình.
Các con này trong nó đã tích hợp sẵn và sơ đồ nguyên lý cách mắc của IC rồi. Nên các pác tham khảo datasheet để lắp nó.
Dưới đây có nhiều hãng sản suất khác nhau nhưng tôi chỉ thống kê được vài con như sau:

+ LA4108 : Khuếch đại công suất âm thanh 3W

+ LA4440 : Khuếch đại âm công suất thanh 6W

+ LA4601 : Khuếch đại công suất âm thanh 25W

+ TDA1516BQ : Khuếch đại công suất âm thanh 24W (2x12W)

+ TDA1519C : Khuếch đại công suất âm thanh 22W (2x11W)

+ TDA1563Q : Khuếch đại công suất âm thanh 2x25W

+ TDA2002Q : Khuếch đại công suất âm thanh 8W

+ TDA2004 : Khuếch đại công suất âm thanh 20W

+ TDA2030 : Khuếch đại công suất âm thanh 10+10W

+ TDA7294 : Khuếch đại công suất âm thanh 14W

+ STK4036 : Khuếch đại công suất tín hiệu 20Wmin

+ STK4036X : Khuếch đại công suất tín hiệu 50Wmin

+ STK4038II : Khuếch đại công suất tín hiệu

+ STK4040X : Khuếch đại công suất tín hiệu 70Wmin - THD = 0.48

+ STK4040V : Khuếch đại công suất tín hiệu 70Wmin - THD = 0.08

+ STK4042II : Khuếch đại công suất tín hiệu 80W - THD = 0.4W

+ STK4044V : Khuếch đại công suất tín hiệu 100W - TDH =0.08

+ STK4048XI : Khuếch đại công suất tín hiệu 150W - THD=0.4

+ STK4050V : Khuếch đại công suất tín hiệu 200Wmin - THD =0.4

+ L165 : Khuếch đại âm thanh

+ LM388 : Khuếch đại âm thanh 1.5W for radio

+ LM1875 : Khuếch đại âm thanh 20W upto 30W

Mosfet - Thông dụng
Dưới đây là một số loại Mosfet thông dụng có trên thị trường Việt Nam các bạn tham khảo từng loại để mua cho đúng

Dưới đây tôi trình bày đặc tính từng loại Mosfet với : Tên - kênh - Dòng DS max - Công suất max.

Với N-channel là kênh dẫn N
P-channel là kênh dẫn P

Đặc điểm kỹ thuật : 3A - 125W có nghĩa là: 3A là dòng điện DS max, 125W là công suất max của Mosfet

2SJ306 P-channel - 3A - 25W

2SJ307 P-channel - 6A - 30W

2SJ308 P-channel - 9A - 40W

2SJ117 P-channel - 0.5A - 30W

2SJ109 P-channel - 20mA - 0.2W

2SJ114 P-channel - 8A - 100W

2SJ339 P-channel - 25A - 40W

2SK1038 N-channel - 5A - 50W

2SK1117 N-channel - 6A - 100W

2SK1118 N-channel - 6A - 45W

2SK1507 N-channel - 9A - 50W

2SK1531 N-channel - 15A - 150W

2SK1794 N-channel - 6A - 100W

2SK2038 N-channel - 5A - 125W

2SK2134 N-channel - 13A - 70W

2SK2136 N-channel - 20A - 75W

2SK2141 N-channel - 6A - 35W

2SK2161 N-channel - 9A - 25W

2SK2333 N-channel - 6A - 50W

2SK400 N-channel - 8A - 100W

2SK525 N-channel - 10A - 40W

2SK526 N-channel - 10A - 40W

2SK527 N-channel - 10A - 40W

2SK555 N-channel - 7A - 6W

2SK556 N-channel - 12A - 100W

2SK557 N-channel - 12A - 100W

2SK727 N-channel - 5A - 125W

2SK791 N-channel - 3A - 100W

2SK792 N-channel - 3A - 100W

2SK793 N-channel - 5A - 150W

2SK794 N-channel - 5A - 150W

BUZ 90 N-channel - 5A - 70W

BUZ 90A N-channel - 4A - 70W

BUZ 91 N-channel - 8A - 150W

BUZ 91A N-channel - 8A - 150

BUZ 92 N-channel - 3A - 80W

BUZ 93 N-channel - 3A - 80W

BUZ 94 N-channel - 8A - 125

IRF 510 N-channel - 5A - 43W

IRF 520 N-channel - 9A - 60W

IRF 530 N-channel - 14A - 88W

IRF 540 N-channel - 28A - 150W

IRF 610 N-channel - 3A - 36W

IRF 620 N-channel - 5A - 150W

IRF 630 N-channel - 9A - 74W

IRF 634 N-channel - 8A - 74W

IRF 640 N-channel - 18A - 125W

IRF 710 N-channel - 2A - 36W

IRF 720 N-channel - 3A - 50W

IRF 730 N-channel - 5A - 74W

IRF 740 N-channel - 10A - 125W

IRF 820 N-channel - 2A - 50W

IRF 830 N-channel - 4A - 74W

IRF 840 N-channel - 8A - 125W

IRF 842 N-channel - 7A - 125W

IRF 843 N-channel - 7A - 125W

IRF 9610 P-channel - 2A - 20W

IRF 9620 P-channel - 3A - 40W

IRF 9630 P-channel - 6A - 74W

IRF 9640 P-channel - 11A - 125W

IRFI 510G N-channel - 4A - 27W

IRFI 520G N-channel - 7A - 37W

IRFI 530G N-channel - 10A - 42W

IRFI 540G N-channel - 17A - 48W

IRFI 620G N-channel - 4A - 30W

IRFI 630G N-channel - 6A - 35W

IRFI 634G N-channel - 6A - 35W

IRFI 640G N-channel - 10A - 40W

IRFI 720G N-channel - 3A - 30W

IRFI 730G N-channel - 4A - 35W

IRFI 740G N-channel - 5A - 40W

IRFI 820G N-channel - 2A - 30W

IRFI 830G N-channel - 3A - 35W

IRFI 9620G P-channel - 2A - 30W

IRFI 9630G P-channel - 4A - 30W

IRFI 9640G P-channel - 6A - 40W

IRFS 520 N-channel - 7A - 30W

IRFS 530 N-channel - 9A - 35W

IRFS 540 N-channel - 15A - 40W

IRFS 620 N-channel - 4A - 30W

IRFS 630 N-channel - 6A - 35W

IRFS 634 N-channel - 5A - 35W

IRFS 640 N-channel - 10A - 40W

IRFS 720 N-channel - 2A - 30W

IRFS 730 N-channel - 3A - 35W

IRFS 740 N-channel - 3A - 40W

IRFS 820 N-channel - 2A - 30W

IRFS 830 N-channel - 3A - 35W

IRFS 840 N-channel - 4A - 40W

IRFS 9620 P-channel - 3A - 30W

IRFS 9630 P-channel - 4A - 35W

IRFS 9640 P-channel - 6A - 40W

2SK 30R N-channel -10mA - 1W

2SK 214 N-channel - 0.5A - 1W

2SK 389 N-channel - 20mA - 1W

2SK 399 N-channel - 10A - 100W

2SK 2221 N-channel - 8A - 100W

MTP 6N10 N-channel - 6A - 50W

MTP 6N55 N-channel - 6A - 125W

MTP 6N60 N-channel - 6A - 125W

MTP 7N20 N-channel - 7A - 75W

MTP 8N10 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N12 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N13 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N14 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N15 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N18 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N19 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N20 N-channel - 8A - 75W

MTP 8N45 N-channel - 8A - 125W

MTP 8N46 N-channel - 8A - 125W

MTP 8N47 N-channel - 8A - 125W

MTP 8N48 N-channel - 8A - 125W

MTP 8N49 N-channel - 8A - 125W

MTP 8N50 N-channel - 8A - 125W

MTP 8N80 N-channel - 8A - 75W

CMOS Logic
Tương tự như họ TTL thì họ CMOS có ưu điểm hơn là : Điện áp cung cấp thấp (2V - 18V) với điện áp đầu ra tương đương với điện áp đầu vào! Đây là một trong những ưu điểm mà CMOS được ứng dụng nhiều!
4001 Cổng NOR với 8 đầu vào

4002 Cổng NOR với 4 đôi đầu vào

4006 Thanh ghi

4007 Bộ bù ghép đôi và biến đổi

4011 Cổng NAND với 4 đôi đầu vào

4013 Fipflop D

4014 Thanh ghi 8 bít

4015 Thanh ghi 4 bit với 2 cổng ra

4016 Bộ dồn 4 kênh

4017 Bộ đếm 10

4020 Bộ đếm nhị phân chia 14

4021 Thanh ghi 8 bit

4022 Bộ chia 8 với giải mã đầu ra

4023 Cổng NAND với 3 đôi đầu vào

4024 Bộ đếm nhị phân chia 7

4025 Cổng NOR với 3 đôi đầu vào

4026 Bộ đếm 10 giải mã 7 LED

4028 Giải mã BCD sang thập phân

4029

4030 Cổng OR có loại trừ

4040 Bộ đếm nhị phân chia 12

4041

4043 Chốt RS với 3 trạng thái ra

4044 Chốt RS với 3 trạng thái ra

4046 Vòng khóa pha

4047

4049 Bộ đếm đảo 16 trạng thái

4050 Bộ đếm đảo 16 trạng thái

4051 Bộ phân kênh với 8 tín hiệu tương tự

4052 Bộ phân kênh với 4 tín hiệu tương tự


4053 Bộ dồn 2 kênh

4054

4055

4056

4059 Chia cắt với n lần đếm

4066 Chuyển mạch 2 chiều

4067